Nhập khẩu song song là gì? Một vài thông tin về nhập khẩu song song cần biết
Nhập khẩu song song là gì? Có những hành vi nhập khẩu song song nào không bị xử phạt hành chính? Đặc điểm nhập khẩu song song trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào?Xem ngay bài viết dưới đây của Tín Mã để được giải đáp!
Nhập khẩu song song là gì?
Nhập khẩu song song: Nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng sở hữu công nghiệp có sự bảo hộ, được thực hiện bởi một nhà kinh doanh không có bất kỳ mối liên hệ nào với chủ sở hữu đối tượng công nghiệp. Nhập khẩu song song cũng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể là:
Hiểu theo góc độ pháp lý
Theo nội dung được quy định trong khoản 2 Điều 28 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP : Nhập khẩu song song được hiểu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân. Lúc này họ được chuyển giao quyền sử dụng hoàn toàn bao gồm cả quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp khi đưa ra thị trường nước ngoài cho dù không cần sự chấp thuận hay đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
Theo WIPO
Nhập khẩu song song là gì? Nhập khẩu song song còn được gọi là thị trường “nhập khẩu xám” . Theo đó hàng hóa được sản xuất dưới sự bảo hộ toàn bộ của một bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu. Sau đó chúng sẽ được đưa vào lưu thông trong một thị trường, tiếp tục nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không nhận được sự chấp thuận của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ có trong địa bàn. Các chủ sở hữu này phần lớn sẽ là đại lý được các nhà sản xuất cấp phép phân phối sản phẩm của chính mình.
Theo WTO
Được hiểu là trạng thái của sản phẩm được tạo ra theo cách thức hoàn toàn hợp pháp ở nước ngoài nhập khẩu mà không có sự chấp thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Một số nơi trên thế giới chấp nhận điều này nhưng một số nơi khác lại không đồng ý.
Hiểu theo góc độ thương mại
Nhập khẩu song song là gì? Là hoạt động nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối theo thỏa thuận có ghi trong hợp đồng bởi nhà sản xuất. Hiểu đơn giản theo cách khác nghĩa là nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ dưới sự tiến hành của một nhà kinh doanh không có bất kỳ mối quan hệ nào với chủ sở hữu trí tuệ.
=> Tổng kết lại, nhập khẩu song song chính là việc chủ thể (không nhận được sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ) thực hiện nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa được tung ra thị trường bởi người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hay người nhận được sự cho phép của chủ thể.
Xem thêm: Quy trình nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam
Các dạng của hành vi nhập khẩu song song không bị xử phạt vi phạm hành chính
Những dạng hành vi nhập khẩu song song là gì? Sau đây là một số dạng phổ biến mà bài viết tổng hợp được:
a) Công ty A hiện đang là chủ Bằng độc quyền sáng chế của một sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A thực hiện ủy quyền cho đại lý của mình gọi là Công ty B tại Việt Nam được tiến hành nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại thị trường Việt Nam. Công ty C lúc này sẽ mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm X do Công ty A sản xuất, rồi tiếp tục cho bán trên thị trường nước ngoài mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A hay Công ty B.
b) Công ty A chính là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y hiện đang được bảo hộ về kiểu dáng sản phẩm G trên thị trường Việt Nam. Công ty A tiến hành cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G với kiểu dáng công nghiệp Y tại lãnh thổ Việt Nam.
Cung cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất ra sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại quốc gia khác. Công ty D sẽ mua và nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sản phẩm G có kiểu dáng Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, cho dù không có sự đồng ý của công ty A, B, C.
c) Công ty A là chủ của nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T trên thị trường nước ngoài. Công ty A có thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam, chấp thuận cho công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại thị trường Việt Nam. Sau đó công ty C sẽ mua và nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất sau đó phân phối ra nước ngoài cho dù không có sự đồng ý của công ty A, B.
Xem ngay: 3 cách mua hàng sỉ Trung Quốc đơn giản
Đặc điểm của nhập khẩu song song trong doanh nghiệp là gì?
Bản chất của nhập khẩu song song là hệ quả của hết quyền sở hữu trí tuệ với những đặc điểm cơ bản gồm:
– Đây là hiện tượng kinh tế, có thể xảy ra với mọi loại hàng hoá
– Hàng hoá “hợp pháp” được phân phối ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc đối tượng khác được chủ sở hữu quyền cho phép.
– Chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ tại nước xuất và nhập khẩu là một hoặc nhiều chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý/ kinh tế khác nhau.
– Hoạt động này có sự xuất hiện của 3 đối tượng gồm: Chủ thể nắm quyền sử dụng, chủ thể được chủ thể nắm giữ trao quyền, và chủ thể không được sử dụng quyền.
Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng nhập khẩu song song trong các doanh nghiệp hiện nay là do có sự khác biệt về giá giữa nước xuất và nhập khẩu hàng hóa. Các công ty/ nhà sản xuất/ nhà phân phối, do có nhiều lý do nên thiết lập những mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm tại những thị trường khác nhau.
Nên các đơn vị nhập khẩu song song thường hay mua sản phẩm tại 1 quốc gia nào đó với mức giá P1, rồi tiếp tục nhập sang quốc gia thứ 2 với giá bán P2 cao hơn P1. Nhà nhập khẩu song song sẽ bán sản phẩm này trong thị trường thứ hai với mức giá giao động trong khoảng P1 và P2.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới nhập khẩu song song là gì? và một vài thông tin có liên quan về lĩnh vực nhập khẩu song song. Mong rằng bài viết củaTín Mã – dịch vụ đặt hàng Trung Quốc sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nhập khẩu song song!
TIN TỨC
Tin tức mới nhất
NGÂN HÀNG
Thông tin ngân hàng
Chú ý: ghi nội dung + tên + số điện thoại khi chuyển khoản
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thanh toán
ĐỂ LẠI LỜI NHẮN CHO TÍN MÃ